Nhìn nhận bản thân bằng con mắt chủ quan, sợ phải đối mặt với những điểm yếu đang tồn tại, quá tự mãn với lợi thế mà mình đang có. Đó là suy nghĩ chết người, chôn vùi khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh online chỉ mải miết kiếm tìm, phân tích và đánh giá đối thủ. Nhưng họ không hiểu rằng đôi khi tìm hiểu đối thủ lại đơn giản hơn nhiều so với việc hiểu chính mình. Vậy làm thế nào để biết địch biết ta trăm trận trăm thắng? MOA Việt Nam sẽ cùng bạn học marketing online đi tìm câu trả lời.

1. Điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của doanh nghiệp

Một phương pháp giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá chính mình một cách khách quan đó là sử dụng mô hình SWOT.

mô hình swot

Xem thêm >> Chiến dịch Marketing Online thành công

1.1  Điểm mạnh

Điểm mạnh của doanh nghiệp kinh doanh online là những tố chất nổi trội rõ ràng và xác thực của doanh nghiệp so với đối thủ, là điều kiện và đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển, gồm có:

  • Trình độ chuyên môn: Kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kinh doanh online, marketing online, kiến thức về thị trường internet và các đối thủ TMĐT…
  • Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm làm khai thác và sử dụng các công cụ markeitng online, xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh online
  • Có nền tảng giáo dục tốt: Am hiểu tường tận kiến thức về thị trường truyền thống cũng như internet, marketing truyền thống và marketing online
  • Có mối quan hệ rộng và vững chắc với các đối tác trên mọi phương diện
  • Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê kinh doanh online
  • Có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với sự thay đổi của thị trường internet.

1.2 Điểm yếu

Là những vấn đề mà doanh nghiệp còn thiếu sót, hoặc làm chưa tốt so với đối thủ, là những hạn chế còn tồn tại cần phải khắc phục như:

  • Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực: Kinh doanh online đòi hỏi sự nhanh nhạy, nhạy bén nắm bắt cơ hội thị trường, những quan điểm, thói quen cổ hủ, chậm chạp có thể làm doanh nghiệp mất đi thời cơ kinh doanh.
  • Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp: Đây là vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp khi khởi nghiệp kinh doanh online, còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm.
  • Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản: Nhiều doanh nghiệp nóng vội xâm nhập thị trường TMĐT khi chưa trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, quy trình làm việc chuyên nghiệp trong internet. Dẫn đến việc vừa làm vừa học, vừa chỉnh sửa gây ra nhiều sai sót nghiêm trọng.
  • Hạn chế về các mối quan hệ: Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh online nhưng lại có mối quan hệ ít ỏi thì bạn không cần phải đi tìm lý do thất bại nữa, điều đó đã quá rõ ràng.
  • Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng: Nhiều doanh nghiệp không thể định lượng được mục tiêu kinh doanh online của mình.
  • Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao: Với mỗi lĩnh vực bạn tham gia kinh doanh online hãy cố gắng để trở thành chuyên gia thay vì tham lam quá nhiều thị trường.

1.3 Cơ hội

Là các yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp và đóng vai trò như những đòn bẩy tiềm năng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

  • Các xu hướng triển vọng của thị trường TMĐT
  • Những công cụ marketing online miễn phí, đa năng, hiệu quả.
  • Thói quen, hành vi mua sắm online của khách hàng thay đổi
  • Cơ chế pháp luật TMĐT được hoàn thiện và thông thoáng hơn
  • Các nghiên cứu, phân tích, công nghệ mới phục vụ kinh doanh online được đưa ra

1.4 Thách thức

Thách thức là các yếu tố bên ngoài tác động tiêu cực vào doanh nghiệp kinh doanh online, làm cản trợ sự phát triển, gây ra những khó khăn, phức tạp

  • Sự thay đổi chóng mặt của thị trường: Đối thủ cạnh tranh ra tăng, sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, nhu cầu khách hàng thay đổi.
  • Lòng tin của khách hàng online suy giảm do những vụ việc thất thiệt: Lừa đảo, hàng giả, hàng nhái
  • Một số công cụ kinh doanh online, marketing online trở nên lỗi thời
  • Những chiêu bài mới của đối thủ cạnh tranh hiểm hóc và phức tạp

2. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp của bạn cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ. Đó có thể là sản phẩm, dịch vụ, chiến lược, kỹ năng nhân viên…bất cứ điều gì doanh nghiệp của bạn có thể làm tốt hơn.
Thông thường có 2 loại lợi thế cạnh tranh là giá rẻ và khác biệt hóa. Trong kinh doanh online, doanh nghiệp nắm rõ các công cụ marketing online và internet sẽ tạo điều kiện cho bạn cạnh tranh về giá. Đồng thời, chỉ cần một chút sáng tạo bạn sẽ có thể tạo ra sự khác biệt hóa, nhờ các tính năng đa dạng, hữu ích mà internet mang lại. Vậy bạn đã biết lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình là gì?

3. Lựa chọn chiến lược

Các doanh ngiệp kinh doanh online căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của mình cũng như qua phân tích và đánh giá đối thủ để lựa chọn chiến lược phù hợp như:

chiến lược kinh doanh online

3.1 Chiến lược của người dẫn đầu thị trường

Các doanh nghiệp kinh doanh online đều muốn giữ vị trí dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp của bạn phải đáp ứng được 3 vấn đề. Thứ nhất, doanh nghiệp phải tìm cách làm tăng tổng nhu cầu thị trường. Thứ 2, doanh nghiệp phải bảo vệ thị phần hiện tại của mình bằng những hành động tự vệ và tấn công. Thứ 3, doanh nghiệp phải cố gắng tăng thị phần của mình nhiều hơn nữa, cho dù quy mô thị trường không thay đổi.

3.2 Chiến lược của người thách thức thị trường

Những doanh nghiệp đứng vị trí thứ 2, thứ 3 hoặc thấp hơn trong ngành tấn công người dẫn đầu và các đối thủ cạnh tranh khác để giành giật thị phần. Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh online sử dụng chiến lược giá thấp để thách thức thị trường.

3.3 Chiến lược của người theo sau thị trường

Nhiều doanh nghiệp thích đứng vị trí thứ 2 hơn là thách thức người đứng đầu. Bởi các doanh nghiệp đứng đầu sẽ không bao giờ để họ yên trong nỗ lực lôi kéo khách hàng dành thị phần. Cuộc đối đầu có thể gây ra những tổn thất nặng nề.

3.4 Chiến lược của người nép góc thị trường

Cách để trở thành người theo sau một thị trường lớn là làm người dẫn đầu trên một thị trường nhỏ hay nơi ẩn khuất. Đây là những thị trường bị bỏ ngỏ, lãng quên hoặc không quan tâm. Nhưng với tình hình cạnh tranh gay gắt ngày càng nhiều các doanh nghiệp
Từ những chiến lược tổng thể bạn chọn, hãy đưa ra những chiến lược cụ thể bao gồm: Chiến lược về giá, phân phối và dịch vụ.

4. Nguồn lực Marketing online

Doanh nghiệp bạn sẽ đầu tư bao nhiêu và như thế nào cho hoạt động marketing online? Bạn cần phải làm sáng tỏ điều này. Bao gồm:
Nhân lực: Số lượng nhân viên được huy động triển khai hoạt động marketing online? Trình độ kiến thức và kỹ năng của họ như thế nào? Trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi người cùng hình thức thưởng phạt rõ ràng.

Vật lực: Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng doanh nghiệp trang bị. Bao gồm hệ thống máy tính nối mạng, các phần mềm, công cụ phục vụ marketing online.

Tài lực: Nguồn lực tài chính doanh nghiệp quyết định đầu tư.

Trí lực: Đội ngũ nhân lực hàng đầu, xây dựng chiến lược, điều hành hệ thống marketing online của doanh nghiệp

Quan hệ cộng đồng mạng: Trong TMĐT khách hàng thường hình thành các cộng đồng nhỏ, có chung quan điểm mục tiêu, và tìm kiếm lợi ích tương đồng. Vấn đề của bạn là làm thế nào để xâm nhập vào cộng đồng ấy và được tin tưởng. Đồng thời thiết lập quan hệ chặt chẽ với các đối tác để đảm bảo nguồn hàng ổn định. Việc trao đổi link giữa các website rất được khuyến khích.

Xem ngay những bài viết hay nhất về CHIẾN LƯỢC MARKETING ONLINE tại đây:

>>> Đưa ra nhận định và phân tích cho chiến lược marketing online

>>> Phân tích đối thủ cạnh tranh

>>> Phương pháp đánh giá và phương án dự phòng cho marketing online

>>> Tất tần tật về chiến lược marketing online

Đến đây, hi vọng bạn đã hiểu được phần nào cách nhìn nhận và đánh giá về doanh nghiệp của mình để chiến lược kinh doanh online được hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đạt được những mục đích doanh nghiệp đã đề ra.

Nếu bạn còn băn khoăn làm thế nào để thiết lập được mục tiêu tương xứng với khả năng và điều kiện cạnh tranh. Câu trả lời sẽ có trong chuyên đề tiếp theo “Thiết lập mục tiêu kinh doanh online hiệu quả” mời bạn đón đọc.

MOA VIệt Nam chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm: >> Thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả